Năm 2020, do sự bùng nổ của đại dịch Covid-19 đã khiến nền kinh tế toàn cầu rơi vào khủng hoảng. Riêng ở nước ta, nhiều dự án kinh doanh buộc phải đình công, trì trệ thâm chí hàng loạt các doanh nghiệp đã phải đóng cửa, ngừng các hoạt động sản xuất - kinh doanh, tình trạng thất nghiệp tăng lên nhanh chóng. Vậy trong tình thế suy thoái kinh tế đó, các chủ doanh nghiệp đã làm gì để có thể đưa doanh nghiệp của mình vượt qua khó khăn? Hãy cùng BIT Group tìm hiểu về chủ đề này nhé!
I. Thế nào là suy thoái kinh tế?
Suy thoái kinh tế là sự suy giảm các hoạt động kinh tế của một nước hoặc toàn thế giới kéo dài trong nhiều tháng thậm chí là nhiều năm liên tiếp. Ảnh hưởng đến toàn bộ mọi mặt về đời sống, kinh tế, văn hóa và xã hội. Suy thoái trong thời gian dài có thể dẫn đến nhiều hậu quả không đo lường được, ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc nội và nền kinh tế toàn cầu.
Tác động của đại dịch Covid-19 lên nền nền kinh tế Việt Nam năm 2020
Tính đến tháng 9 năm 2020, có tới 31.8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng rất nặng bởi dịch Covid-19. Trong đó 68.9% người lao động bị giảm mức thu nhập, gần 40% người tham gia lao động bị cắt giảm giờ làm và số người buộc phải tạm nghỉ, tạm ngưng các hoạt động sản xuất kinh doanh lên đến 14% (theo Tổng cục Thống kê năm 2020a).
Đối với các khu vực kinh tế thì khu vực dịch vụ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với 68.9% số người lao động bị tác động. Đối với khu vực công nghiệp, xây dựng và khu vực nông, lâm, ngư nghiệp; cả hai đều chịu ảnh hưởng nhưng nhẹ hơn khu vực dịch vụ chiếm lần lượt là 66.4% và 27% (theo Tổng cục Thống kê năm 2020a).
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm 2020, có tới 101.7 nghìn doanh nghiệp phải tạm ngưng hoạt động có hạn hoặc đang trong thời gian hoàn tất thủ tục giải thể.
Qua đây, ta thấy được dịch Covid bùng phát đã ảnh hưởng đến nhiều mặt trong cuộc sống, đặc biệt là nền kinh tế. Sau thời gian dài kể từ khi xuất hiện dịch Covid, không chỉ nền kinh tế nước ta mà nền kinh tế toàn cầu đã rơi vào tình trạng suy thoái. Chính vì vậy, Nhà nước và các chủ doanh nghiệp cần phải nhanh chóng đưa ra các biện pháp phù hợp giúp đưa nền kinh tế phục hồi và tiếp tục phát triển trong nhiều năm tới.
Không chỉ vì nguyên nhân do đại dịch, tình trạng suy thoái vẫn có thể xảy ra trong nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy theo tình hình của mỗi quốc gia, có thể nguyên nhân bắt nguồn từ tình trạng lạm phát, hoặc bởi các yếu tố bên ngoài tác động như chiến tranh, thiên tai, giá dầu…
II. Các hành động của doanh nghiệp đứng trước tình trạng suy thoái
Vậy câu hỏi đặt ra khi đứng trước tình trạng suy thoái, các chủ đầu tư và doanh nghiệp cần làm gì để đưa doanh nghiệp đến vùng an toàn và tiếp tục phát triển?
Hầu hết các doanh nghiệp sẽ hành động theo 2 hướng: Cắt giảm chi phí (cắt giảm nguồn nhân công và một số khoản chi phí không cần thiết). Thu hẹp các kế hoạch và dự định kinh doanh. Nhưng liệu như vậy là đủ và phù hợp?
Với 2 hướng hành động trên, chắc chắn rằng doanh nghiệp sẽ vấp phải sự không phản đối từ phía người lao động, hoạt động kinh doanh có thể bị trì trệ hoặc ngừng hoạt động khi không có nhân công.
Vì thế, trước thực trạng đầy thách thức ấy, các doanh nghiệp cần phải hành động nhanh chóng và tập trung hơn cũng như bình tĩnh đưa ra các phương án nắm chặt quyền kiểm soát, tìm cơ hội phát triển trong thế bị động. Để thực hiện được điều đó, doanh nghiệp có thể hành động như sau:
Thứ nhất: Khích lệ công, nhân viên
Nhân viên là nền móng của doanh nghiệp, quyết định trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của chính doanh nghiệp đó. Khi gặp phải các vấn đề lớn, nhân viên càng cần phải làm việc năng suất hơn, hiệu quả hơn. Vì vậy doanh nghiệp cần có các chính sách khen thưởng, động viên bộ phận nhân viên. Nhằm nâng cao hiệu suất công việc.
Ngoài ra doanh nghiệp cần trau dồi thêm các kỹ năng và kiến thức cần thiết cho nhân viên để thích ứng nhanh và bắt kịp với sự thay đổi chóng mặt của nền kinh tế. Đặc biệt là các kỹ năng cần cho thời kỳ suy thoái.
Thứ hai: Lập kế hoạch tài chính
Nguồn tiền là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành doanh nghiệp. Cần phải tự chủ khả năng tài chính, kiểm soát các nguồn thu và nguồn chi, đặc biệt trong thời kỳ suy thoái này. Dựa trên số liệu các năm trước, doanh nghiệp có thể dự toán kế hoạch sử dụng chi phí phù hợp trong tương lai.
Tình trạng suy thoái không thể lường trước vì vậy doanh nghiệp phải luôn trong trạng thái sẵn sàng đối mặt. Xác định nguồn ngân sách hiện tại, phân bổ ngân sách phù hợp để doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngân sách cụ thể, dễ dàng hơn trong việc kiểm soát.
Thứ ba: Cắt giảm chi phí
Doanh nghiệp có thể cắt bỏ các khoản chi phí ẩn - những chi phí bỏ ra nhưng không đem lại giá trị. Chi phí ẩn có thể không hiện rõ nhưng để khoản chi phí này tiếp tục hoạt động trong thời gian dài mà không cắt bỏ kịp thời thì nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình vận hành của chính doanh nghiệp.
Doanh nghiệp tổ chức đánh giá hoạt động của lực lượng nhân viên, xác định các nhân viên tiềm năng, nhân viên nòng cốt và nhân viên kém không còn phù hợp cho việc kinh doanh hiện tại. Từ đó lên kế hoạch quy hoạch nhân sự, bổ túc kiến thức cho nhân viên, tinh gọn bộ máy nhân lực.
Thứ tư: Rà soát, đánh giá các chiến lược hoạt động kinh doanh phù hợp
Doanh nghiệp cần sàng lọc, phân tích lại lần lượt các kế hoạch, chiến lược, dự án và KPIs để phù hợp với mục tiêu chiến lược. Các dự án nào có thể phát triển tốt thì duy trì, dự án nào chưa phù hợp thì điều chỉnh, dự án nào không thể tạo ra giá trị thì loại bỏ. Có thể thu hẹp thị trường hoạt động, chỉ tập trung vào thị trường có tiềm năng. Đảm bảo doanh nghiệp có thể tiếp tục hoạt động phù hợp với ngân sách hiện có.
Đồng thời, xác định điểm mạnh, điểm yếu của chính doanh nghiệp, tìm hiểu đối thủ, nắm bắt cơ hội cạnh tranh. Quan sát tình hình đối thủ và cách giải quyết cho các tình huống khác nhau.
Thứ năm: Đánh giá mức độ rủi ro
Tự tổ chức đánh giá các rủi ro, cách giải quyết và khả năng xử lý được bao nhiêu rủi ro. Đề xuất mức độ rủi ro và phạm vi giải quyết.
Thông tin trên là những chia sẻ của BIT Group về cách mà các chủ doanh nghiệp hành động trong tình trạng suy thoái, mong rằng bài viết có thể giúp bạn nhìn nhận vấn đề theo một góc độ khác.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
BIT Academy – Học viện kinh doanh số thực & chiến
Hotline: 077 470 1089
Zalo: BIT Group