Lâu nay, người ta đã thừa nhận tầm quan trọng của sự hợp tác đa chức năng. Tuy nhiên, những rào cản và thách thức cũng như cái "tôi" cá nhân, làm trì trệ quá trình thực thi và chậm chạp trong việc ra quyết định vẫn đang là vấn đề phổ biến. Trong quá trình hợp tác với lãnh đạo công ty, nhận thấy rằng sự đồng lòng của hội đồng quản trị là chìa khóa quan trọng để vượt qua tình trạng rối loạn và khuyến khích sự đổi mới. Trách nhiệm của lãnh đạo cấp cao là phá bỏ những rào cản này, vượt qua khả năng lãnh đạo nhóm để tập trung vào lãnh đạo toàn tổ chức, một người lãnh đạo đa năng trong kỷ nguyên mới.
>>>>>XEM THÊM: LÀM THẾ NÀO ĐỂ CẢI THIỆN CHỈ SỐ KINH DOANH TRONG MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH?
Những trở ngại đối với việc lãnh đạo đa chức năng
Đối mặt với sự phức tạp trong cấu trúc tổ chức, nhiều vị trí quản lý ngày nay đòi hỏi những nhà lãnh đạo phải đối mặt với nhiều chức năng khác nhau và đưa ra quyết định nhanh chóng. Điều này đã tạo ra thách thức trong việc duy trì mối quan hệ cộng tác trong nội bộ doanh nghiệp. Những biến động lớn như đại dịch, sự phân tán địa lý, giảm tương tác trực tiếp và thiếu các biện pháp khích lệ giao tiếp đã tăng các rào cản, làm cho việc hợp tác trong toàn doanh nghiệp trở nên khó khăn hơn.
Các lãnh đạo ngày nay đối mặt với mức độ áp lực ngày càng tăng khi phải đảm bảo hoàn thành mọi nhiệm vụ theo nhiều chức năng khác nhau. Hàng chục cuộc phỏng vấn đã được thực thi, bên cạnh sự thành công của các nhà lãnh đạo, thì kết quả đã chỉ ra sự xuất hiện rõ ràng và đa dạng trong cách các nhà lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ. Cụ thể, các mô hình tư duy, kỹ năng, và phương pháp thực hành đặc biệt mà các nhà lãnh đạo đa năng hàng đầu thường sử dụng để thành công. Tuy nhiên, cũng ghi nhận rằng một số nhà lãnh đạo có cảm giác thiếu sự chuẩn bị đầy đủ về cách thức lãnh đạo đa năng. Kinh nghiệm của họ thường tập trung vào khả năng lãnh đạo theo chiều dọc truyền thống (quản lý nhóm riêng của họ), chứ không phải là khả năng làm việc hiệu quả với đồng đội ở các bộ phận khác nhau.
Sự khác biệt của nhà lãnh đạo đa chức năng thành công
Những nhà lãnh đạo phát triển mạnh về chức năng chéo sở hữu, họ dành nhiều thời gian để lãnh đạo toàn tổ chức cũng như với nhóm của chính họ. Trong các tổ chức, điều này có nghĩa là hợp tác hiệu quả với lãnh đạo của các bộ phận khác nhau để đạt được các mục tiêu cao hơn của doanh nghiệp, đồng thời duy trì sự tập trung vào các mục tiêu của nhóm mình.
Tư duy mở rộng
Các nhà lãnh đạo đa chức năng đặt doanh nghiệp lên hàng đầu, luôn đặt mục tiêu của doanh nghiệp lên trên các mục tiêu chức năng, nhóm hoặc cá nhân. Họ vị tha hơn những đồng nghiệp có thành tích thấp. Trong các quyết định liên chức năng, họ sử dụng những cụm từ mang tính tổ chức thay vì các nhân như: “Tổ chức hoặc khách hàng của chúng ta cần gì khi chúng ta cùng làm việc?”
Họ tin rằng vai trò của họ là học hỏi ở khắp mọi nơi, bằng cách thể hể hiện sự khiêm tốn trong việc tích hợp kiến thức chuyên môn của người khác, thừa nhận rằng con đường thành công lớn nhất là tập hợp được đội ngũ phù hợp, thay vì cố gắng tự mình làm tất cả. Như một nhà lãnh đạo đa chức năng đã giải thích: “Công việc của tôi là tổng hợp kiến thức của tất cả các chuyên gia này ở những vai trò khác nhau và kết hợp tất cả lại với nhau”.
Kỹ năng kết nối
Xây dựng sự hiểu biết và tin tưởng bằng cách chủ động tìm cách làm rõ động cơ, hạn chế của đồng nghiệp và các bên liên quan. Một nhà lãnh đạo đa chức năng đã nói: “Nếu bạn không hiểu cảm giác như thế nào khi ở trong hoàn cảnh của đồng nghiệp thì bạn sẽ chẳng đi đến đâu cả”.
Luôn tìm cách cùng nhau giành chiến thắng, tìm kiếm và tạo ra các giải pháp thúc đẩy các kỹ năng để khiến tất cả các bên liên quan cảm thấy mình là một phần của giải pháp. Một số nhà lãnh đạo đã nói đến việc sử dụng “những câu hỏi nghịch lý”, chẳng hạn như: “Làm thế nào bạn và tôi có thể tìm ra giải pháp giúp tôi đạt được những gì tôi đang cố gắng làm, đồng thời giúp nhóm của bạn đạt được mục tiêu?” Điều này buộc phải suy nghĩ mở rộng và tránh các cuộc thảo luận với các câu hỏi mang tính đúng sai, có hoặc không.
Khả năng đổi mới
Một cuộc trò chuyện bắt đầu một cách ngẫu nhiên và cũng không áp đặt một kế hoạch đã được phát triển đầy đủ lên những người không tham gia vào việc tạo ra nó. Một giám đốc điều hành chăm sóc sức khỏe đã chia sẻ: “Tôi từng thúc đẩy nhóm của mình chấp nhận ý tưởng của tôi vì tôi muốn tiến nhanh. Nhưng qua nhiều năm kinh nghiệm, tôi đã nhận ra rằng cách nhanh nhất để đạt được sự nhất quán là lôi kéo những người khác tham gia ngay từ đầu thay vì chỉ giao nhiệm vụ sau khi mọi thứ đã được định hình sẵn.”
Các nhà lãnh đạo đa chức năng luôn tiếp cận, ưu tiên xây dựng mối quan hệ với những bên liên quan quan trọng nhất để hoàn thành công việc. Nhận thấy rằng niềm tin là chìa khóa để giải quyết vấn đề hiệu quả, các nhà lãnh đạo nên có sự linh hoạt trong các mối quan hệ.
Làm thế nào để trở thành một nhà lãnh đạo đa chức năng tốt hơn
Đầu tiên, hãy kiểm tra xem bạn đang quản lý các mối quan hệ đa chức năng tốt như thế nào. Điều nào có thể mang lại lợi ích nhiều nhất? Xác định năm đến tám bên liên quan hàng đầu của bạn, sau đó sắp xếp chúng theo tầm quan trọng chiến lược của họ đối với bạn so với tần suất tương tác mà bạn với họ có. Rồi đặt ra câu hỏi bạn đã dành đủ thời gian và ý định xây dựng các mối quan hệ quan trọng nhất giữa các doanh nghiệp không?
Tiếp theo, đánh giá xem bạn mất bao nhiêu thời gian để lãnh đạo nhóm chung so với việc lãnh đạo nhóm của chính mình. Biết rằng những nhà lãnh đạo đa chức năng thành công nhất hiện đang dành nhiều thời gian để lãnh đạo theo chiều ngang cũng như lãnh đạo theo chiều dọc, điều đó có ý nghĩa gì đối với cách bạn sử dụng thời gian hàng ngày?
Cuối cùng, hãy xem mình như là một thành viên cùng cấp bậc với mọi người trong tổ chức. Dành thời gian với các đồng nghiệp bên trong và ngoài bộ phận của bạn để hiểu mục tiêu của họ là gì, những thách thức họ đang phải đối mặt và điều gì thúc đẩy họ. Bạn càng đặt mình vào vị trí của họ, bạn càng xây dựng được niềm tin sâu sắc hơn và bạn sẽ càng hiểu rõ hơn về công ty của mình cũng như cách thức hoạt động của nó.
Kết luận, bây giờ chúng ta biết rằng sự linh hoạt là một khả năng quan trọng đối với nhà lãnh đạo đa chức năng ngày nay. Lãnh đạo nhóm tốt thôi chưa đủ nữa, có quá nhiều công việc xảy ra giữa các bộ phận trong tổ chức. Định nghĩa về lãnh đạo đa chức năng hiệu quả đã làm thay đổi để đáp ứng thực tế đó. Bằng cách trở nên linh hoạt hơn theo chiều ngang, các nhà lãnh đạo cuối cùng có thể biến lời hứa về sự hợp tác đa chức năng thành hiện thực, cho phép tổ chức của họ phá vỡ các rào cản, tăng tốc độ ra quyết định và biến các chiến lược của họ thành hiện thực.
Lược dịch từ HBR
>>>>>XEM THÊM: 5 KỸ NĂNG ĐỔI MỚI CHỦ CHỐT QUYẾT ĐỊNH CỦA MỘT NHÀ LÃNH ĐẠO THÀNH CÔNG
Để biết thêm nhiều thông tin và kiến thức bổ ích giúp bạn tìm tìm ra các chiến lược phù hợp cho doanh nghiệp của bạn trong thời đại kỷ nguyên số, đừng ngần ngại mà hãy đăng ký tham gia chương trình Vietnam2030 – Hỗ trợ 500.000 doanh nghiệp trong công cuộc chuyển đổi số ngay hôm nay!
——————————————————————
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
BIT Academy – Học viện kinh doanh số thực & chiến
077 470 1089
Zalo: BIT Group